Bữa sáng đối với chúng ta rất quan trọng và được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nó sẽ giúp chúng ta lấy lại năng lượng đã hao hụt và nạp đủ năng lượng để bắt đầu các hoạt động của ngày mới.
Sau đây mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về tầm quan trọng và vai trò đặc biệt của bữa sáng. Với những thông tin có được trong bài viết này, hy vọng chúng ta sẽ có một chế độ ăn uống khoa học và tốt hơn.
Mục Lục
Vai trò của bữa sáng
Một bữa sáng hợp lý, đủ dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện tốt để bạn khởi động một ngày mới tràn đầy năng lượng. Nạp cho cơ thể những năng lượng cần thiết cho một ngày làm việc và học tập hiệu quả.
Bữa ăn sáng giúp duy trì tinh thần làm việc và học tập minh mẫn, bổ sung năng lương tiêu hao sau 1 đêm dài. Bên cạnh đó, bữa ăn này còn giúp kích thích sự trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Đối với trẻ nhỏ, bữa sáng giúp cho trẻ nâng cao khả năng tiếp thu bài giảng, tăng mức độ tập trung, suy nghĩ nhanh trong một giờ học.
Đối với nhóm tuổi vị thành niên, ăn sáng giúp chúng ta tiến hành các công việc tốt hơn, tăng cường trí nhớ và tăng chỉ số thông minh.
Ngoài ra, với các mẹ bầu, việc ăn sáng thường xuyên và đúng cách sẽ có tác dụng hiệu quả với sự phát triển của thai nhi.
Đối với những người cao tuổi, ăn sáng đều đặn sẽ giúp họ có được một sức khỏe tốt, nâng cao tuổi thọ đáng kể với người già.
Thói quen ăn sáng gây hại
Ăn đồ ăn cũ
Đồ ăn cũ, đặc biệt là rau, khi để qua đêm sẽ sản sinh ra chất gây ung thư (chất nitrite). Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe và tránh nguy cơ bị ung thư bạn không nên ăn đồ ăn qua đêm.
Bữa sáng mất cân đối
Bữa sáng mất cân đối sẽ gây ra thiếu hoặc thừa chất. Việc thiếu hoặc thừa chất sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng có hại cho sức khỏe.
Một bữa sáng đơn món sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Và thiếu hụt các vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ra những hiện tượng như: mệt mỏi; mất sức, mất tập trung khi làm việc, học tập.
Ngược lại, một bữa sáng thịnh soạn cũng không hẳn là tốt. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như: nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh dạ dày, bệnh béo phì,… Do mất kiểm soát lượng đường và mỡ trong máu, gia tăng gánh nặng cho dạ dày.
Năng lượng hấp thụ trong bữa sáng nên chiếm 25-30% tổng năng lượng cần trong ngày. Các chuyên gia khuyên, một bữa sáng chất lượng cao nên phối hợp dinh dưỡng theo nguyên tắc “cần 4 bỏ 2”. Có nghĩa là cần bao gồm món ăn chính chứa tinh bột; thực phẩm từ sữa, trứng, đậu giàu protein; có rau quả; một thìa hạt như óc chó, hạnh nhân; không ăn thực phẩm dầu mỡ; đồ nướng hoặc xông khói.
Ăn sáng quá sớm
Buổi sáng sớm là thời gian để cơ thể điều hòa, các cơ quan chức năng cần thời gian để khởi động. Và bắt đầu một ngày mới, dạ dày cũng như vậy. Đồng thời, lúc này trong dạ dày vẫn còn lưu lại lượng thức ăn của tối hôm trước và cần thời gian xử lý.
Không có gì tốt hơn một ly nước ấm để kích hoạt dạ dày. Sau đó là ăn sáng trong khoảng thời gian 6h30 – 8h30 để tránh thức ăn chồng chéo lên nhau. Gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Dành cho bữa sáng khoảng 15 – 20 phút, ăn chậm, nhai kỹ.
Ăn sáng quá muộn
Ăn sáng quá muộn không chỉ khiến bạn mất ngon miệng. Mà còn làm cho cơ thể của bạn bị rối loạn đồng hồ sinh học. Ảnh hưởng tới sự ngon miệng của bữa trưa và ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày.
Thời gian tốt nhất để ăn bữa sáng tốt nhất là trước 9 giờ sáng.
Vừa ăn vừa làm
Thói quen vừa ăn sáng vừa làm việc khác như: vừa ăn vừa lướt web; đi đường, nói chuyện… là thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày của bạn.