Cũng giống như các loại nội tạng động vật khác, việc ăn gan lợn khiến nhiều người nghi ngờ rằng sẽ dung nạp thêm chất độc vào cơ thể vì gan là một cơ quan giải độc nên tồn đọng nhiều chất độc hại.
Trên thực tế, những chất độc khi đi qua gan sẽ được chuyển hóa, phân hủy và được đào thải qua phân và nước tiểu ra khỏi cơ thể nên gan lợn có thể ăn được bình thường, sẽ rất tốt cho sức khỏe nếu được chế biến đúng cách.
Mục Lục
Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của gan
Sự thật là câu hỏi ăn gan bò, ăn gan lợn có tốt không được ít người quan tâm tìm hiểu. Giá trị dinh dưỡng của gan khá đặc biệt, cụ thể trong một khẩu phần gan bò 3,5 ounce (100 gram) có:
- 3,460% nhu cầu Vitamin B12 hàng ngày: Vitamin B12 giúp hình thành các tế bào hồng cầu và DNA, cũng như hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh;
- 860 – 1.100% nhu cầu Vitamin A hàng ngày: Vitamin A rất quan trọng với thị lực, chức năng miễn dịch và sinh sản. Chất này cũng giúp các cơ quan như tim và thận hoạt động bình thường;
- 210 – 260% nhu cầu Riboflavin (B2) hàng ngày: Vitamin B2 rất quan trọng cho sự phát triển và chức năng của tế bào, đồng thời giúp biến thức ăn thành năng lượng;
- 65% nhu cầu Folate (B9) hàng ngày: Vitamin B9 rất quan trọng đối với sự phát triển của tế bào và hình thành DNA;
- 80% nhu cầu Sắt hàng ngày, hoặc 35% đối với phụ nữ trong độ tuổi kinh nguyệt: Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Hơn nữa chất sắt có trong gan là sắt heme (sắc tố đỏ) – loại dễ hấp thụ nhất của cơ thể;
- 1.620% nhu cầu Đồng hàng ngày: Đồng giúp kích hoạt một số enzyme, sau đó điều chỉnh sản xuất năng lượng, chuyển hóa sắt và hỗ trợ chức năng não;
- Cung cấp đủ Choline cho phụ nữ và gần đủ cho nam giới: Choline rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và chức năng gan.
Những kiểu chế biến gan lợn sai cách
Chọn trúng gan lợn bệnh
Khi chọn và ăn phải gan của những con lợn có bệnh thì sẽ rất có hại cho sức khỏe bởi trong gan của những con lợn này sẽ chứa những virus và độc tố gây bệnh.
Phân biệt gan bệnh và gan thường như thế nào?
Gan của những con lợn có bệnh thường không có màu đỏ tươi. Bề mặt gan có nốt sần, màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Khi ấn tay vào không có độ đàn hồi mà cảm giác nhẽo, chảy nước.
Chế biến chín hẳn
Gan lợn có thể chứa nhiều ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ. Hoặc có chứa virus gây bệnh. Nếu gan không được nấu chín hẳn. Còn tái sẽ không diệt hết được các loại virus, ký sinh trùng này. Nếu ăn loại gan này bạn sẽ mang theo mầm bệnh nguy hiểm vào người.
Trước khi chế biến không bóc lớp màng trên bề mặt, bóp hết máu đọng trong miếng gan lợn:
Lượng máu đọng trong gan chứa rất nhiều độc tố mà gan chưa kịp đào thải. Vì vậy trước khi chế biến bạn cần bóp hết lượng máu đọng này. Đồng thời, hãy bóc bỏ lớp màng mỏng trên bề mặt gan để việc vệ sinh gan được triệt để.
Một số lưu ý khi ăn gan lợn
Tuyệt đối không được ăn quá nhiều vì hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao. Có thể gây ra các bệnh như: xơ vữa động mạch; bệnh tim nặng hơn; bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh mạch vành.
Những người mắc bệnh cao huyết áp, mạch vành nên hạn chế gan lợn; không ăn gan lợn cùng với vitamin C Ví dụ: gan xào giá đỗ. Vì khi xào chung hai loại thực phẩm này, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị oxy hóa hết. Và món ăn sẽ không còn chất dinh dưỡng.
Cần chế biến gan lợn sạch và chín, có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến. Nên kết hợp gan lợn với cà rốt. Cà rốt chứa nhiều caroten, trong đó hàm lượng của beta carotene nhiều nhất. Khi vào cơ thể, beta caroten được gan và ruột non phân giải thành vitamin A. Ngoài ra, caroten có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa ung thư. Đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày, da, miệng… Giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể.