Chúng ta có thể thấy rằng, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Ca nhiễm ngày càng tăng cao và số người nhiễm Covid-19 chuyển biến nặng ngày càng nhiều. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần phải tăng cường vận động để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Không ngừng nâng cao sức đề kháng của mình để chống chọi với bệnh tật. Vì vậy, mỗi người cần phải tăng cường tập luyện để giữ sức khỏe bản thân dù trong thời gian giãn cách.
Đặc biệt những người nhiễm Covid-19, ngoài được chăm sóc, chế độ ăn uống hợp lý thì cần phải tập luyện tăng cường sức khỏe. Người nhiễm là người khuyết tật và người cao tuổi là hai đối tượng nên được quan tâm hơn cả. Dưới đây là bài viết mà keymosa.com mang đến sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất từ phía chuyên gia. Các bạn hãy tham khảo và lưu ngay về để chăm sóc cho gia đình mình và những người xung quanh.
Mục Lục
Người nhiễm Covid-19 là người khuyết tật
Người khuyết tật là đối tượng đặc biệt cần được quan tâm hơn cả. Ngoài việc cần chăm sóc như mọi người khác, thì cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Nhất là với người có khó khăn trong việc tự phục vụ sinh hoạt hàng ngày… Hãy mạnh mẽ và tự tin vào bản thân. Chúng ta sẽ vượt qua đại dịch khi có kiến thức về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và cách ly y tế, điều trị tại nhà.

Một số người khuyết tật nặng cần có người trợ giúp chăm sóc. Người khuyết tật có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 với mức độ nặng cao hơn. Vì vậy, người chăm sóc thường sẵn sàng các tình huống phải liên lạc với nhân viên y tế. Cần theo dõi sát dấu hiệu của người nhiễm và cần chuyển cấp cứu kịp thời tại cơ sở y tế điều trị. Khi có các dấu hiệu xấu, hãy báo khẩn cấp đến cơ sở y tế gần nhất. Kết hợp các hoạt động luyện tập phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần. Hạn chế các hoạt động bên ngoài và tình trạng căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, thất vọng. Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ trợ giúp người khuyết tật trước và sau khi sử dụng.
Người nhiễm Covid-19 là người cao tuổi
Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh mức độ nặng càng cao. Người cao tuổi có nguy cơ mắc tình trạng nghiêm trọng khi mắc Covid-19 cao hơn các lứa tuổi khác. Người cao tuổi và người chăm sóc cần biết, theo dõi để phòng tránh nguy cơ diễn biến nặng và cần chuyển cấp cứu kịp thời tại bệnh viện trên địa bàn khi có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp.

Thực hiện nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng (1.700 – 1.900 Kcal/ngày), cân đối, lành mạnh, nhiều rau xanh. Bảo đảm ăn 3 – 4 bữa mỗi ngày. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1 – 2 cốc mỗi ngày. Cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng bệnh lý. Sử dụng thuốc đang điều trị bệnh sẵn có theo chỉ định của bác sĩ điều trị (không bỏ thuốc). Tăng cường luyện tập tại phòng cách ly, trên giường theo điều kiện. Một số bài tập phục hồi chức năng, xoa bóp, hỗ trợ tập luyện để nâng cao sức khỏe.
Hướng dẫn tập luyện đúng cách
Ngoài chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý, người nhiễm Covid-19 cần tập luyện tăng cường chức năng của hệ hô hấp và vận động hàng ngày với tinh thần lạc quan để cải thiện sức khỏe. Tập luyện giai đoạn này giúp giãn nở lồng ngực, tăng thông khí ra vào phổi, hô hấp tốt hơn. Tổng thải đờm (đàm) với các trường hợp có tăng tiết đờm. Tăng cường khả năng vận động và các cơ tham gia hô hấp. Ngăn chặn suy giảm thể chất, cải thiện tinh thần.
Một số bài tập thở, vận động gồm: Các bài tập thở, vận động tại giường, bài tập giãn cơ, bài tập thể lực tăng sức bền. Trong quá trình tập luyện nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường thì nên dừng lại. Ví dụ như mệt, khó thở hay đau ngực tăng cần dừng tập và theo dõi cơ thể. Nếu biểu hiện này tăng lên cả khi nghỉ thì bạn cần báo ngay cho nhân viên y tế để được theo dõi. Hãy tập luyện nhiều hơn nữa, yêu thương bản thân nhiều hơn nữa để cơ thể mình tốt hơn bạn nhé!