Cà rốt (tên khoa học là Daucus carota) là một loại rau ăn củ, được coi là một loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Cà rốt có vị giòn, ngọt và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Cà rốt là một nguồn cung cấp beta-carotene, chất xơ, vitamin K, kali và chất chống oxy hóa tuyệt vời.
Chúng là một loại thực phẩm rất có lợi cho việc giảm cân và có liên quan mật thiết đến việc giảm lượng cholesterol trong máu cũng như cải thiện sức khỏe của mắt.
Mục Lục
Giá trị dinh dưỡng của cà rốt
Cà rốt được trồng đầu tiên ở Afghanistan vào khoảng năm 900 sau Công nguyên. Nhiều người biết đến cà rốt với màu cam rực rỡ đặc trưng, nhưng thực tế thì loại củ này cũng có các màu sắc khác, chẳng hạn như tím hoặc vàng, đỏ và trắng.

Loại củ phổ biến và đa năng này có thể mang hương vị hơi khác nhau tùy thuộc vào màu sắc, kích thước và nơi trồng. Đường trong cà rốt tạo ra vị ngọt nhẹ, nhưng đôi khi cũng có thể mang mùi đất hoặc hơi đắng.
Một khẩu phần nửa cốc cà rốt có:
- 25 calo;
- 6 gram carbohydrate;
- 2 gram chất xơ;
- 3 gram đường;
- 0,5 gram protein.
Cà rốt là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất quan trọng. Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của một người, nửa cốc cà rốt có thể đáp ứng tới:
- 73% nhu cầu vitamin A;
- 9% vitamin K;
- 8% lượng kali và chất xơ;
- 5% vitamin C;
- 2% canxi và sắt.
Các hợp chất thực vật khác
Một số hợp chất chính được tìm thấy trong cà rốt:
- Beta-carotene: Cà rốt có màu cam chứa hàm lượng cao beta-carotene. Sự hấp thụ sẽ tốt hơn (lên đến 6,5 lần) nếu cà rốt được nấu chín
- Alpha-carotene: Một chất chống oxy hóa cũng được chuyển hóa thành vitamin A.
- Lutein: Một trong những chất chống oxi hóa phổ biến nhất trong cà rốt, chủ yếu được tìm thấy trong cà rốt màu vàng và màu cam. Đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe mắt
- Lycopene: Một chất chống oxi hóa màu đỏ tươi thường được tìm thấy trong nhiều loại rau và hoa quả có màu đỏ, bao gồm cả trong cà rốt màu đỏ và tím. Nó có thể làm giảm nguy cơ ung thư và các bệnh tim mạch (24).
- Polyacetylene: Nghiên cứu gần đây xác định rằng các hợp chất hoạt tính sinh học trong cà rốt có thể giúp chống lại bệnh bạch cầu và các tế bào ung thư
- Anthocyanin: Các chất chống oxi hóa rất mạnh được tìm thấy trong các củ cà rốt có màu tối.
Công dụng của cà rốt

Tính kháng viêm
Cà rốt có thể làm giảm đau cơ, nhức đầu, đau bụng và các vấn đề khác liên quan đến viêm. Bạn có thể ăn sống hoặc hấp, một trong hai cách rất dễ làm.
Ngừa ung thư
Một lợi ích vô cùng quan trọng của cà rốt là giúp chống ung thư. Cà rốt rất giàu vitamin C và vitamin A ở dạng beta-carotene mà nổi tiếng với việc kích thích sản xuất tế bào bạch cầu và do đó giúp cơ thể chống lại tế bào ung thư.
Giúp cải thiện tiêu hóa
Cà rốt là một trong những thực phẩm giàu chất xơ nhất. Bạn nên ăn cà rốt nếu mắc hội chứng ruột kích thích và các vấn đề khác. Cà rốt giúp ổn định hệ tiêu hóa nói chung bởi vì có chứa vitamin B và magiê.
Giàu chất xơ
Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe. Cà rốt chứa rất nhiều chất xơ hữu ích, trong khi lại có ít calo. Vì vậy, nếu bạn đang đói, ăn cà rốt sẽkhiến bạn mau no hơn và dễ tiêu hóa hơn.
Chống lão hóa
Cà rốt là một trong những loại rau tốt nhất để giúp bạn trông trẻ trung. Cà rốt không chỉ có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể mà còn trên não của bạn. Ăn cà rốt mỗi ngày để giữ cho cơ thể của bạn tươi trẻ trong thời gian dài.
Kháng khuẩn
Một điều bạn cần biết về cà rốt là khả năng chống lại vi khuẩn xấu. Cà rốt có thể giúp chống lại virus và ký sinh trùng một cách tự nhiên.
Giúp giảm mụn trứng cá
Một điều tuyệt vời về cà rốt là giữ cho làn da của bạn nhẵn nhụi và rạng rỡ với sự giúp đỡ của vitamin A trong đó. Ăn cà rốt giúp chống lại mụn trứng cá, viêm nhiễm và các vấn đề khó chịu khác trên da của bạn. Ăn cà rốt cũng là cách hữu ích, tự nhiên và giá rẻ hơn so với bất kỳ phương pháp điều trị nhân tạo nào để cải thiện làn da của bạn.
Cà rốt là chất đường nhưng bạn không nên sợ nó bởi vì điều đó không đúng sự thật. Hầu hết các loại rau chỉ có số đường huyết thấp, và cà rốt là một trong số đó.
>>> Xem thêm tại mục Dinh dưỡng