Trẻ em luôn cần được dạy bảo từ những điều nhỏ nhất, có như thế trẻ mới có thể phát triển một cách toàn diện và tăng khả năng suy nghĩ, tập trung của trẻ trong mọi công việc. Thế nhưng vẫn nhiều người nhầm tưởng rằng IQ sẽ quyết định đến sự thành công cho một đứa trẻ sau này, vì thế hãy cùng chúng tôi theo dõi trong bài viết dưới đây để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về trí thông minh và những điều quyết định đến sự thành công của trẻ sau này các bạn nhé.
Mục Lục
IQ là gì?
Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của intelligence quotient trong tiếng Anh). Là một khái niệm được nhà khoa học người Anh Francis Galton đưa ra. Trong cuốn sách Hereditary nius xuất bản vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, nó được học trò của ông là J.Cattell. Và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học.
Binet nhận thấy rằng có mối liên hệ giữa khả năng học của một học sinh với kết quả bài trắc nghiệm của ông. Sau đó không lâu, nhà tâm lý học người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường đại học Standford) đã phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet.
Nghiên cứu kéo dài 70 năm của ĐH Chicago, Mỹ.,Đđã chỉ ra rằng một số người thành đạt từng học rất kém và thậm chí bị giáo viên coi là học sinh cá biệt.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học ghi lại. Tất cả thông tin về quá trình sinh nở. Hành trình lớn lên của hơn 70.000 người. Nghiên cứu được 5 thế hệ nhà khoa học theo dõi, thống kê dữ liệu.
Toàn bộ dữ liệu được ghi nhận suốt một thời gian dài cho thấy. Không có đủ bằng chứng để chỉ ra IQ của một đứa trẻ. Ảnh hưởng lớn đến sự thành công của trẻ trong đường đời.
Vậy điều gì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống tốt đẹp trong tương lai của trẻ? Các nhà nghiên cứu cho rằng ba yếu tố sau đây quan trọng hơn cả IQ.
Những yếu tố quan trọng hơn cả IQ
Về phía cha mẹ
Khi cha mẹ coi trọng giáo dục gia đình và đảm nhận tốt vai trò. Chỉ dạy con thì trẻ trưởng thành ngoan ngoãn. Đây là bước đệm quan trọng đi tới thành công của trẻ.
Nghiên cứu chỉ ra, trẻ đẻ ra trong gia đình cha mẹ có học vấn, hòa thuận… thường sẽ có những đứa con thành đạt hơn. Nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ) cho thấy trẻ lớn lên trong gia đình nhiều mâu thuẫn, bố mẹ ly hôn thường không thành công như những đứa trẻ trong gia đình êm ấm. Ngoài ra, nghiên cứu năm 2014 của Đại học Michigan cũng cho thấy những bà mẹ học hết trung học phổ thông hoặc đại học sẽ có nhiều khả năng nuôi con đạt được trình độ tương tự hoặc hơn.
Nhà tâm lý học Lee Raby của Đại học Minnesota nhận định: “Đầu tư vào mối quan hệ cha mẹ và con cái từ ngay khi trẻ còn nhỏ có thể mang lại ảnh hưởng tích cực và lâu dài trong suốt cuộc đời của trẻ”.
Sự đầu tư cho trẻ ở giai đoạn ba tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ phát triển bùng nổ về ngôn ngữ. Hình thành ý thức và học cách biểu đạt cảm xúc, do đó, đây là cơ hội tốt nhất để đầu tư giáo dục.
Nghiên cứu thực hiện năm 2014 trên 243 người Mỹ cho thấy sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ với con trong 3 năm đầu đời không chỉ giúp trẻ học tập tốt hơn mà còn tạo dựng quan hệ tốt đẹp với mọi người và đạt trình độ học vấn cao hơn ở ngưỡng tuổi 30.
Rèn luyện cho trẻ sự bền bỉ và tập trung
Nghiên cứu của cộng đồng giáo dục Hoa Kỳ. Chỉ rằng sự bền bỉ và khả năng tập trung. Chính là yếu tố dự báo thành công trong cuộc sống của một người, chứ không phải là IQ.
Theo nội dung nghiên cứu, sự tập trung là nền tảng của việc học tập. Khi trẻ còn nhỏ. Sự bền bỉ là việc kiên trì, đeo đuổi đam mê của mình tới cùng. Khi trẻ dần trưởng thành. Đây là những yếu tố cơ bản, góp phần làm nên sự thành công của một người trưởng thành.
Do đó, khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ. Khả năng tập trung và óc quan sát, tìm tòi, sáng tạo. Đây là nền móng vững chắc, giúp trẻ có được tiến bộ trong tương lai.
Tìm hiểu thêm thông tin khác tại đây.