11 kiệt tác của danh họa Pablo Picasso đã thu về khoảng 108.9 triệu USD trong cuộc đấu giá mới đây nhất tại nhà cái Sotheby’s ở Las Vegas (Mỹ). Một số tác phẩm còn lại được đấu giá lần này bao gồm tác phẩm gốm, vài bức tranh ở trên giấy thường và tranh tĩnh vật.
11 kiệt tác của Picasso, trong đó có cả 1 bức chân dung nàng thơ và cũng chính là người tình Marie-Therese Walter của danh họa vừa mới được bán trong cuộc đấu giá lớn diễn ra trong cuối tuần qua ở khách sạn sòng bài Bellagio ở Las Vegas (Mỹ). Sự kiện được tổ chức nhân dịp sinh nhật trong lần thứ 140 của danh họa người Tây Ban Nha.
Mục Lục
Các tác phẩm đắt giá của Picasso
Trong số các tác phẩm được đấu giá lần này đáng chú ý nhất là tác phẩm Femme au beret rouge-orange ((Người phụ nữ đội mũ đỏ cam). Được vẽ từ tháng 1/1938. Đây là một trong những bức chân dung cuối cùng danh họa vẽ Marie-Therese Walter. Người phụ nữ ông yêu từ lúc bà mới 17 tuổi.
Marie-Therese Walter chính là nguồn cảm hứng cho rất nhiều bức tranh nổi tiếng của Picasso. Bức này đã được bán với giá 40.5 triệu USD. Trong khi ban đầu họ dự kiến chỉ đạt chừng 20-30 triệu USD.
Theo chúng tôi được biết, hai bức chân dung huyền thoại khác được Picasso vẽ trong những năm cuối đời của ông. Gồm Homme et enfant được bán với giá 24,4 triệu USD và Buste d’homme có giá 9,5 triệu USD. Một số tác phẩm còn lại được đấu giá lần này gồm tác phẩm gốm. Vài bức tranh trên giấy thường và tranh tĩnh vật.
Tại sao tranh của Picasso lại đắt như vậy?
Có thể bạn còn nghĩ mình vẽ có khi còn đẹp hơn ấy chứ! Thật khó khi nói về cái đẹp trong nghệ thuật. Nó không thể đong đếm, xác định cụ thể. Nó cũng không có đúng hay sai.
Nghệ thuật vượt lên những giá trị xã hội và hướng tới vẻ đẹp “chân thiện mỹ”. Nếu trước kia, người ta thường ví “đẹp như tranh vẽ” thì đối với nghệ thuật hiện đại, vẻ đẹp lại cần huy động nhiều tới trực giác, sự sâu lắng của tâm hồn khi đứng trước nó.
Cái đẹp không còn là hình thức mà lắng đọng, đa chiều, đòi hỏi người thưởng thức phải nắm lấy tinh thần, nội dung chứ không phải hình thức.
Họa sĩ theo trường phái độc đáo
Được xem là “bậc thầy hư hỏng” với sự nghiên cứu hàn lâm nghệ thuật tinh thông, ông trở thành người phá cách, với ý tưởng đi tìm một con đường mới, con đường của nghệ thuật hiện đại.
Picasso trở thành người tiên phong của một trường phái nghệ thuật do chính mình sáng lập. Ông đi con đường của riêng mình, không giống ai và trở nên khác biệt.
Nếu như để xây dựng một còn đường, một trường phái cần rất nhiều bàn tay. Ở thời Phục Hưng những bậc thầy như Leonardo da Vinci, Michael Angello. Raffael,… và rất nhiều họa sĩ khác cũng nhau xây dựng nên.
Thì hội họa đương đại lại mang tính cá nhân, phá cách,… mà Picasso chính là người đầu tiên làm được.
Hơn nữa Picasso muốn phá vỡ mọi qui cách, ước lệ ở thời đó,một sự hoà nhập phi thường cho một cá tính riêng biệt và đưa dẫn những hoạ nhân khác đổi mới tư duy để cùng nhau hội nhập một thời đại mới dưới nhiều sắc thái khác nhau.
Picasso là một nghệ nhân riêng biệt; ông không lệ thuộc vào một điều kiện nào cả, ông tránh xa những hình ảnh có tính truyền thống. Picasso sống ngoài tầm nhìn xã hội, phá vỡ mọi hình thức cưỡng chế của nền luân lý cố hữu.