Giáo sư Ngô Bảo Châu chắc hẳn là cái tên được rất nhiều người biết đến khi ông từng giành giải toán quốc tế lớn khiến nhiều người trầm trồ và nể phục những gì mà ông làm được. Tuy nhiên con ông lại không theo toán như bố mình mặc dù ông là một người rất am hiểu về toán, nhưng cách mà GS Ngô Bảo Châu trả lời về việc con mình không chọn toán khiến nhiều người suy nghĩ ” tôi không quá buồn khi con không theo Toán”, hãy cùng keymosa.com hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây các bạn nhé.
Mục Lục
Giáo sư Ngô Bảo Châu là ai?
Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Tiểu học Thực nghiệm, Trường THCS Trưng Vương. Và sau đó học tại Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ). Nay là Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Là sinh viên Trường Đại học Paris XI (nay là Đại học Sorbonne) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris. Một số ít người Việt Nam từng học tại trường này bao gồm Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo)
Từng mong các con nối nghiệp mình nhưng không thành công. GS Châu không quá buồn vì ‘quan trọng là con trở thành người độc lập, làm chủ cuộc sống’.
Tại Hội nghị giáo dục thường niên “Bản hòa ca trí tuệ” (Symphony of the mind) tối 8/10, Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ quan điểm dạy dỗ con cái của mình.
Ông khẳng định, mình và vợ không đặt nặng kết quả học tập. Điểm số của các con. “Tôi không đảm bảo suy nghĩ và phương pháp dạy con của mình là tốt nhất. Tôi nghĩ nhiều bố mẹ nghiêm khắc với con mình hơn vợ chồng tôi. Việc này giúp kết quả học tập của con họ tốt hơn con tôi”, ông nói.
Tôn trọng quyết định của con
Dẫn lại câu nói của nhà cải cách giáo dục John Dewey. Rằng học tập không phải việc tập luyện trong cuộc sống mà học chính là sống. GS Ngô Bảo Châu bày tỏ sự tâm đắc và cho rằng “đây là điểm quan trọng”. Theo ông, trước hết, mỗi người cần sống cho riêng mình và trẻ con cũng vậy. Cuộc sống ở đây không chỉ là vui chơi mà còn có cả việc học viết, học toán hay khám phá các môn nghệ thuật khác.
Nhiều người quan niệm cần học để điểm cao. Từ đó có sự nghiệp thành đạt nhưng với GS Châu, đó không phải tất cả. “Cuộc sống là phải biết làm thế nào để chan hoà, đem lại hạnh phúc cho người khác. Chúng ta không nên mục đích hóa mọi chuyện, rằng làm cái này để mang lại cái kia, trước hết, phải sống đã”, ông nói.
Liên hệ với chuyện dạy con, GS cho rằng người lớn. Cần tạo điều kiện để các con được sống, học cái muốn học. Nếu có, bố mẹ chỉ nên đóng vai trò định hướng. Khơi gợi niềm hứng khởi học tập của con. Không nên quá ép buộc. Ông đánh giá các con mình không quá xuất sắc ở khía cạnh điểm số. Mà dành sự quan tâm cho nhiều lĩnh vực khác nhau như nghệ thuật, âm nhạc, kinh doanh.
GS Ngô Bảo Châu: “Tôi không quá buồn khi con không theo Toán’
Ông cũng từng mong các con sẽ theo Toán giống mình nhưng không thành công. Tuy nhiên, chủ nhân Huy chương Fields năm 2010 “không quá buồn vì chuyện đó”. “Cái tôi thực sự mong muốn là các con trở thành những người độc lập, biết sống, làm chủ và hạnh phúc với cuộc sống của mình. Có khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp của nghệ thuật và thế giới xung quanh. Biết sống chan hoà và đem lại hạnh phúc cho người khác”, ông khẳng định.
Trong quan niệm truyền thống của thế hệ ông bà, cha mẹ. Thậm chí của nhiều người trẻ hiện nay. Mỗi người cần học một nghề nào đó và cho rằng “không có nghề là không sống được”. GS Châu nhận định “đúng là cần một nghề. Nhưng không ai cả đời chỉ làm một việc”.
Theo quan niệm của GS, chuyên môn và thái độ chuyên nghiệp với công việc. Là điều luôn cần nhưng đó không phải yếu tố quyết định thành công. Thay vào đó, sự mềm dẻo trong tư duy. Vốn hiểu biết văn hoá chung và sự sáng tạo mới là điều quan trọng hơn cả. “Tôi nghĩ việc trang bị, cho trẻ em hoà mình vào cuộc sống văn hoá từ khi còn nhỏ. Quan trọng không kém việc chuẩn bị một nghề”, ông nói.
Yếu tố giúp con người hội nhập cuộc sống
Vốn văn hoá là yếu tố giúp con người hội nhập cuộc sống. Thích ứng với những điều kiện thay đổi trong và ngoài nước. Khi sở hữu vốn văn hoá dày dặn. Thế hệ trẻ có khả năng hòa nhập. Hiểu người khác nói và nghĩ điều gì. Đồng thời đủ khả năng và ngôn ngữ để chia sẻ kinh nghiệm và những giá trị cá nhân tốt đẹp.
“Văn hoá sẽ giúp ta có cuộc sống, công việc dễ chịu. Người không hiểu, không chia sẻ được suy nghĩ với người khác. Tôi không tin họ thực sự hạnh phúc”, ông nói.
Hội nghị giáo dục thường niên “Bản hòa ca trí tuệ 2021” diễn ra trong hai ngày 8-9/10 với chủ đề “Sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ”, hướng đến việc cổ vũ tinh thần và lan tỏa hoạt động giáo dục sáng tạo tại Việt Nam. Sự kiện do Embassy Education – một tổ chức hướng đến giáo dục sáng tạo, giúp thế hệ trẻ hôm nay tiếp cận nhanh chóng với thế giới thay đổi bên ngoài – thực hiện.