Thịt bò là thịt gia súc, được xếp vào nhóm thịt đỏ. Chúng chứa hàm lượng sắt cao hơn thịt gà hoặc cá. Thịt bò có thể được chế biến theo các cách khác nhau như: nướng, bít tết, hấp,… Các sản phẩm từ thịt bò rất đa dạng bao gồm thịt bò hun khói, thịt bò khô, xúc xích, bò né …
Thịt bò nạc tươi rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và kẽm. Do đó, tiêu thụ một lượng thịt bò vừa phải có thể được khuyến khích như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Mục Lục
Thành phần dinh dưỡng trong thịt bò
Thịt bò bao gồm chủ yếu protein và lượng chất béo khác nhau. Thành phần dinh dưỡng từ thịt bò có trong 100 gam ăn được bao gồm:
- Năng lượng: 182 kcal
- Protein: 21.5 gam
- Lipid: 10.7 gam
- Glucid: 0 gam
- Chất xơ: 0 gam
- Vitamin: Vitamin A (12 mcg), vitamin PP (4.5 mg), vitamin B6 (0.44 mg), vitamin B12 (3.05 mcg)…
- Chất khoáng: Sắt (3.1 mg), magie (28 mg), kẽm (3.64 mg), đồng (160 mg), canxi (12 mg)…
Protein
Thịt bò nói riêng và thịt nói chung có thành phần chủ yếu là protein. Đây là thành phần chứa đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được. Những acid amin này có vai trò trong quá trình tăng trưởng và phát triển cơ thể. Vì protein có vai trò xây dựng cấu trúc của cơ thể. Thành phần của các acid amin trong protein là khác nhau, nó phụ thuộc vào loại thịt.
Thịt là nguồn cung cấp protein có vai trò chính trong xây dựng cơ bắp vì lý do đó, thịt là nguồn protein dồi dào có thể có lợi ích đặc biệt sau phẫu thuật hoặc cho các vận động viên phục hồi. Khẩu phần ăn chứa thịt kết hợp với tập luyện thể dục có thể giúp duy trì và xây dựng khối lượng cơ bắp.
Chất béo
Thịt bò có chứa hàm lượng các chất béo khác nhau thường nằm ở phần mỡ bò. Ngoài việc tăng thêm hương vị của bữa ăn thì nó còn có tác dụng làm tăng lượng calo đáng kể.
Lượng chất béo trong thịt bò phụ thuộc vào tuổi, giới, giống và thức ăn cho bò. Các sản phẩm chế biến từ thịt bò chẳng hạn như xúc xích, lạp xưởng thường có chất béo nhiều hơn.
Thịt nạc bò thường có khoảng 5 – 10% chất béo. Chất béo của thịt bò gồm có hai loại: chất béo bão hoà và chất béo không bão hoà đơn. Tỷ lệ giữa hai loại chất béo này gần như tương đương nhau. Các acid béo chính có trong chất béo của thịt bò bao gồm: acid stearic, acid oleic, acid palmitic.
Nguy cơ nhiễm sán rất cao khi ăn bò tái
Có rất nhiều người quan niệm rằng thịt bò là phải ăn tái, như vậy thịt mới mềm và ngọt. Nếu ăn thịt bò chín sẽ làm mất vị và thịt sẽ dai hơn. Điều này hoàn toàn đúng đối với những người ăn được thịt bò tái.
Tuy nhiên, hành động này sẽ tạo cơ hội cho những mối nguy hiểm luôn “rình rập” bạn trong những thớ thịt bò, đó là nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng rất cao. Nhất là khi điều kiện chăn nuôi, giết mổ bò không đảm bảo vệ sinh.
Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường khi ăn bò vào buổi tối
Thịt bò rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt. Nó sẽ là “trợ thủ đắc lực” đối với những người đang thiếu máu. Tuy nhiên, nếu ăn vào buổi tối thì nó lại trở thành thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe.
Cụ thể, hàm lượng sắt dồi dào trong thịt bò đi vào cơ thể vào buổi tối sẽ gây ra tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học của gan. Sắt dư thừa trong gan sẽ khiến lượng đường huyết của bạn sẽ gia tăng đáng kể, nếu không thay đổi,nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là điều hoàn toàn có cơ sở.
Một nghiên cứu của tiến sĩ Judith A. Slim Cox thuộc trường đại học Utah Mỹ cũng chỉ ra rằng thường xuyên ăn thịt bò vào buổi tối sẽ khiến bạn có nguy cơ đối diện với căn bệnh tiểu đường.
Không nên ăn thịt bò với hải sản
Hầu hết người Việt chúng ta thường không có thói quen tìm hiểu về món ăn và cách kết hợp món ăn có lợi cho sức khỏe trước khi ăn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều trường hợp trên bàn cơm có hai món “đối đầu” với nhau, khi ăn hai món cùng lúc sẽ có hại hoặc chúng chẳng mang lại lợi ích nào cho cơ thể. Thịt bò và hải sản cũng tương tự.
Dựa trên khía cạnh khoa học, hàm lượng phốt pho dồi dào trong bò sẽ tạo nên kết tủa muối khi gặp phải canxi, magie có trong hải sản. Điều đó có nghĩa khi bạn ăn hai thực phẩm này cùng lúc, cơ thể bạn sẽ không nhận được bất kỳ chất dinh dưỡng nào từ hai thực phẩm này.
Ngoài hải sản bạn cũng không nên ăn thịt bò cùng lúc với các thực phẩm như đậu nành, đậu đen, thịt lợn và nước chè.
Đang chữa nám thì không nên ăn thịt bò
Bạn có biết ăn thịt bò sẽ khiến cho việc điều trị nám, tàn nhang của bạn trở nên “tốn công vô ích”? Bởi thịt bò sẽ khiến cho vùng nám trên da mặt của người bị nám lây lan nhanh hơn so với người bình thường? Hãy hạn chế thịt bò nếu bạn đang điều trị nám, tàn nhang.
>>> Xem thêm tại đây
Nhận biết thịt bò sạch, an toàn
Thịt bò sạch, không nhiễm sán, khuẩn
Đầu tiên, bạn nên rửa sạch, dùng dao cắt dọc theo thớ và quan sát thật kỹ. Nếu thấy xuất hiện đốm trắng kích thước bằng đầu kim bên trong thớ thịt thì thịt bò đó nhiễm sán. Ngoài đốm trắng sẽ có thêm đốm vàng, xám to bằng hạt gạo hoặc có hình bầu dục.
Thịt bò ure và hàn the
Khi dùng tay sờ vào miếng thịt có cảm giác cứng, nhấn nhẹ không có tính đàn hồi thì thịt bò đó có khả năng cao bị tẩm ure và hàn the.
Cách phân biệt thịt bò, thịt lợn và thịt trâu
Có nhiều trường hợp người bán sẽ trộn lẫn thịt bò, thịt trâu và thịt lợn để bán chung khó phân biệt. Bạn có thể phân biệt bằng cách:
– Thịt trâu và thịt bò: Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy thịt trâu có màu sẫm đen; mỡ thịt trâu trắng trong khi mỡ thịt bò thì vàng. Hơn nữa, thớ thịt trâu rất to, thô hơn thịt bò.
– Thịt lợn và thịt bò: Thịt bò nặng mùi, bạn chỉ cần sờ tay vào miếng thịt xem có mùi tanh không. Nếu không thì đó không phải thịt bò. Hoặc cách tốt nhất bạn là bạn không nên chọn miếng thịt không tươi màu; hơi tái và nhợt nhạt.